Phát hiện chiếc đinh vít 300 triệu năm trước, phải chăng từng tồn tại nhiều nền văn minh tiền sử trước chúng ta?

Phát hiện chiếc đinh vít 300 triệu năm trước, phải chăng từng tồn tại nhiều nền văn minh tiền sử trước chúng ta?

Trái đất của chúng ta đã hình thành được 4.6 tỷ năm và có dấu hiệu tồn tại sự sống trên trái đất đã hơn 2 tỷ năm. Kỳ văn minh lần này của nhân loại mới được 5000 năm, nếu so sánh với sự tồn tại sự sống trên trái đất thì quả là quá ngắn ngủi. Chúng ta là nền văn minh duy nhất trong suốt thời gian dài đằng đẵng? Hay phải chăng đã có những nền văn minh khác trên trái đất?

Bí ẩn của lịch sử Trái Đất: Hộp sọ pha lê – Nền văn minh bị thất lạc

Bí ẩn của lịch sử Trái Đất: Hộp sọ pha lê – Nền văn minh bị thất lạc

Hộp sọ pha lê là một ẩn đố của thế kỷ, một ẩn đố lớn mà các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, các thầy phù thủy và các nhân viên viện bảo tàng đã liên tục tranh luận suốt hơn 100 năm qua. Đến nay, người ta vẫn không cách nào hiểu được lý do tồn tại và công dụng của chúng. Rất nhiều người tin rằng những chiếc hộp sọ pha lê được phát hiện này là tác phẩm điêu khắc của nền văn minh cổ đại nào đó ở Trung Mỹ tồn tại từ hơn 1000 năm thậm chí hơn 10.000 năm trước, vậy thì lịch sử chân thực rốt cuộc như thế nào? Hôm nay đứng ở góc độ người tu luyện, tôi sẽ giải thích về ý nghĩa chân thực sự tồn tại của những chiếc hộp sọ pha lê này. Chúng ta hãy nói từ chiếc hộp sọ pha lê đầu tiên được phát hiện.

Kiếp nạn 900 năm trước trên sông Tiền Đường: Tất cả người chết đều có chung đặc điểm

Kiếp nạn 900 năm trước trên sông Tiền Đường: Tất cả người chết đều có chung đặc điểm

Người hiện đại thường mô tả những hiện tượng mà khoa học không thể giải thích là hiện tượng tự nhiên. Thực tế thì con người không biết, và họ không muốn thừa nhận phía sau đều có sự an bài của Thần. Tất nhiên, họ cũng không tin vào việc thiện ác có báo. Một câu chuyện có thật về vấn đề này được học giả nổi tiếng thời Tống – Hồng Mại viết lại trong cuốn ‘Di kiên Đinh Chí’, rất đáng để chúng ta cùng đọc và suy ngẫm.

Phát hiện chấn động của giới khảo cổ có khả năng “viết lại lịch sử Trung Quốc”

Phát hiện chấn động của giới khảo cổ có khả năng “viết lại lịch sử Trung Quốc”

Ngày 20/3/2021 vừa qua, các nhà khảo cổ Trung Quốc công bố đã phát hiện nhiều cổ vật đặc sắc với niên đại trên 3000 năm bên trong khu di chỉ Tam Tinh Đôi ở thị trấn Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên. Theo nhiều người, phát hiện này có thể “viết lại lịch sử Trung Quốc”.

Thuồng luồng hóa rồng gây lũ lớn năm 1998 và lật tàu năm 2015?

Thuồng luồng hóa rồng gây lũ lớn năm 1998 và lật tàu năm 2015?

Ngày nay đại đa số mọi người đều cho rằng Giao long (Thuồng luồng) và Rồng là giống nhau. Nhưng Trung Quốc thời xưa đã có các thuyết pháp khác nhau về Giao và Rồng. Hơn nữa chúng không chỉ là các con vật trong truyền thuyết mà hoàn toàn có thật, từ xưa đến nay có không ít người đã tận mắt nhìn thấy loài vật này.

Sách cổ phá vỡ lịch sử nước Tần, Tần Thủy Hoàng bị nói xấu ngàn năm

Sách cổ phá vỡ lịch sử nước Tần, Tần Thủy Hoàng bị nói xấu ngàn năm

Vào những năm 1970, một số lượng lớn sách cổ thất truyền đã được khai quật từ các ngôi mộ cổ ở Hồ Bắc. Điều này đã lật đổ hoàn toàn sự hiểu biết của mọi người đối với lịch sử nước Tần, gỡ xuống chiếc mũ bạo chúa đã bị chụp cho Tần Thủy Hoàng hơn 2.000 năm.

Bằng chứng địa chất cho thấy tượng Nhân sư lớn Ai Cập có từ 800.000 năm trước

Bằng chứng địa chất cho thấy tượng Nhân sư lớn Ai Cập có từ 800.000 năm trước

Một trong những di tích bí ẩn nhất trên bề mặt hành tinh chúng ta là tượng Nhân sư lớn tại cao nguyên Giza ở Ai Cập. Công trình cổ đại này đã khiến các nhà nghiên cứu bối rối kể từ khi phát hiện và cho đến tận ngày nay, không ai có thể xác định niên đại chính xác của tượng Nhân sư, vì không có tài liệu nào viết hay đề cập về nó trong quá khứ. Hai nhà nghiên cứu Ukraine đã đề xuất một lý thuyết chấn động mới cho rằng bức tượng có niên đại khoảng 800.000 năm tuổi, tức là nó thuộc một nền văn minh tiền sử có trước nền văn minh con người hiện nay rất lâu.

Hội họa Hy Lạp cổ đại: Các đế chế vĩ đại từ Sparta đến Athena

Hội họa Hy Lạp cổ đại: Các đế chế vĩ đại từ Sparta đến Athena

Hy Lạp cổ đại kéo dài hơn một nghìn năm bắt đầu với sự sụp đổ của nền văn minh Mycenaean (Mixen) (khoảng 1600-1000). Các thế kỷ mờ nhạt ít được biết đến (1200-800), tạo thành giai đoạn chuyển tiếp giữa nền văn minh Myxen và nền văn minh Hy Lạp. Nền văn minh Hy Lạp thực sự xuất hiện vào thế kỷ 8, đánh dấu bằng sự hình thành các vùng lãnh thổ nhỏ độc lập về cơ cấu chính trị được gọi là các thành. Người ta biết đến kiến trúc và điêu khắc của Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại với nhiều vật chứng được lưu lại…

Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?

Gián điệp cổ đại Trung Quốc từ 2500 năm trước đã sở hữu những vũ khí bí mật cực lợi hại, đó là gì?

Bốn phát minh dưới đây được coi là "tứ đại phát minh" về công cụ gián điệp của Trung Quốc, thu hút rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng tình báo quốc tế.

Tinh túy truyền thống: Tống Tử Thiên Vương đồ, bức họa những giờ phút chào đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tinh túy truyền thống: Tống Tử Thiên Vương đồ, bức họa những giờ phút chào đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

‘‘Tống Tử Thiên vương đồ’’ là một tác phẩm hội họa nổi tiếng của Ngô Đạo Tử. Đây được xem là tác phẩm họa liên hoàn xuất sắc. Bức tranh miêu tả cảnh Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, được phụ thân là vua Tịnh Phạn ôm đến thái miếu để chư thần làm lễ. Là một kiệt tác nghệ thuật có giá trị thưởng thức và bộc lộ tài năng bút pháp như thần của Ngô Đạo Tử.Bản vẽ chia làm ba phần: phần thứ nhất miêu tả một vị vương giả cùng với các vị thần ngồi ngay ngắn ở giữa, một bên là vị thần cầm văn bản, cung nữ nâng nghiên mực, một bên là võ tướng với cây đao trên tay vung đao vây xà, võ tướng Lực Sĩ hàng phục Cự Long.Phần thứ hai đoạn thứ hai vẽ chính là một vị ngồi ở tảng đá bên trên bốn cánh tay khoác phát tôn thần, phía sau Liệt Diễm hừng hực. Tượng thần hình dáng tướng mạo quỷ dị, khá đủ khí thế, hai bên trái phải là tay nâng pháp khí Thiên nữ thần nhân.Phần thứ ba vẽ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, cha của Ngài ôm Ông đến Tự Miếu để làm lễ.Phải nói rằng, bức họa như mô tả được chặng đường từ khi hạ thế tới khi truyền Pháp của Đức Phật, hay cả những ma phá hoại Pháp mà Ngài truyền. Đây quả thực là trong họa có ý rất thâm sâu.Bức tranh “Tống tử Thiên vương đồ” là tác phẩm hội họa duy nhất của Ngô Đạo Tử còn tồn tại tới ngày nay. Bức tranh miêu tả cảnh Phật Thích ca mâu ni ra đời, được phụ thân Tịnh Phan vương ôm đến thái miếu để chư thần làm lễ. Bức tranh rộng lớn, bút mực thanh thoát, khắc họa nhân vật rất tinh tế. Ngô Đạo Tử đã thay đổi phương pháp cân bằng đường nét, sử dụng phương pháp tương phản: nặng – nhẹ, đậm – nhạt thể hiện, gọi là “thuần thái điều”.Người đời rất sùng bái Ngô Đạo Tử, coi ông như thần tiên. Người ta gọi ông là họa thánh (thánh vẽ) và có rất nhiều giai thoại thần kỳ về việc vẽ tranh của ông.

8 phát minh của người Trung Quốc cổ đại ‘vượt mặt’ Tây Phương

8 phát minh của người Trung Quốc cổ đại ‘vượt mặt’ Tây Phương

Ngày nay, Trung Quốc không được xem là quốc gia đi đầu trong các phát minh khoa học, nhưng vào thời cổ đại, quốc gia này là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, là nơi khởi nguồn của những phát minh quan trọng đã định hình văn minh thời đó.

Quỷ Cốc Tử dạy 4 đồ đệ đều thành kỳ tài nghìn năm, bí mật nằm ở 16 bí quyết này

Quỷ Cốc Tử dạy 4 đồ đệ đều thành kỳ tài nghìn năm, bí mật nằm ở 16 bí quyết này

Vào thời Chiến Quốc, ngọn núi có tên Quỷ Cốc Thanh Khê chính là nơi ẩn cư của một lão nhân được tôn xưng là “Quỷ Cốc Tử”. Hàng ngày ông đều đọc sách, đả tọa và trầm tư suy ngẫm trên núi. Ông không lai vãng, giao du với con người thế gian, sống một đời cách biệt hẳn với thế tục.Nhưng hơn 2000 năm qua, hậu thế đã khoác lên người Quỷ Cốc Tử quá nhiều danh tiếng. Những nhà binh pháp tôn xưng ông là bậc thánh nhân. Phái “Tung Hoành gia” tôn ông là thủy tổ. Những người bốc quẻ bói mệnh tôn Quỷ Cốc là ông tổ. Đạo giáo lại liệt ông cùng hàng với Lão Tử và tôn ông là lão tổ Vương Thiền.Qủy Cốc Tử tên thật là Vương Hủ, suốt cả đời chỉ xuống núi đúng một lần duy nhất. Ông cũng chỉ thu nhận 4 đồ đệ là Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Tô Tần và Trương Nghi. Trước khi vào động đá, họ chỉ là những kẻ vô danh tiểu tốt. Vậy mà sau khi xuất sơn ai nấy đều công danh hiển hách, lưu lại tiếng thơm thiên cổ.Bốn người này đã vận dụng binh pháp thao lược và biến thuật Tung Hoành do Quỷ Cốc Tử truyền thụ mà vùng vẫy bốn phương, thỏa chí tang bồng. Họ lần lượt làm Thừa tướng, Đại tướng quân các nước chư hầu, hô phong hoán vũ, thao túng cục diện chính trị loạn thế thời Chiến Quốc.Thành tựu của họ đều được quy công lao về cho Quỷ Cốc tiên sinh với những lời truyền dạy thâm sâu, thấm thía. Dưới đây là những điều ông đã dạy 4 học trò của mình: 1. Thời thế của thiên hạ,2. Thăm dò, hiểu thấu thiên hạ,3. Trước tính mưu lược, sau mới động thủ,4.   Cơ tâm và đạo tâm,5. Bốn cảnh giới ngộ đạo,6. Đạo và thuật,7. Thế nào gọi là thiện ngôn (có tài ăn nói),8. Quan sát thiên hạ,9. Ba đạo: Đạo Thiên, đạo Thánh, đạo Nhân,10. Thuật thuyết phục ,11. An định  lòng người,12. Quyết đoán,13. Kiếm đạo14. Thuật bãi hạp (đóng mở),15. Phàm là người ai cũng có trở ngại trong tâm,16. Biết người.....

Phát hiện khảo cổ có thể 'viết lại lịch sử TQ' đã được tìm ra gần 100 năm trước: Tại sao đến nay mới tiếp tục khai quật?

Phát hiện khảo cổ có thể 'viết lại lịch sử TQ' đã được tìm ra gần 100 năm trước: Tại sao đến nay mới tiếp tục khai quật?

Vào những năm 1980, khi khai quật được nhiều di vật độc lạ tại Tam Tinh Đôi, các nhà khảo cổ không hề vui mừng mà lại tỏ ra lo lắng và quyết định dừng lại. Những ngày gần đây, giới khảo cổ Trung Quốc và quốc tế đang xôn xao về di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.Kết quả khảo cổ ngày 20/3/2021 công bố các chuyên gia đã tìm thấy 6 hố hiến tế mới, bên cạnh 2 hố hiến tế phát hiện năm 1986, theo đó khai quật hơn 500 cổ vật. Giới khảo cổ suy đoán rằng nền văn minh Tam Tinh Đôi có thể là một địa điểm văn hóa Thục cổ đại cách đây 3000 đến 5000 năm.Các chuyên gia khảo cổ cho rằng phát hiện mới này có thể "viết lại lịch sử" Trung Quốc bởi những cổ vật tìm thấy ở đây có độ tinh xảo vượt xa đồ tạo tác chế tạo cùng thời ở những khu vực khác tại Trung Quốc, kể cả ở vùng Trung Nguyên - nơi được coi là cái nôi của triều đại nhà Thương quanh đồng bằng sông Hoàng Hà.Điều đặc biệt là Tam Tinh Đôi không phải một di chỉ khảo cổ mới được phát hiện. Thực tế đã hơn 80 năm kể từ khi di chỉ khảo cổ cùng nền văn minh Tam Tinh Đôi được tìm thấy, vậy tại sao đến nay những kho báu lịch sử bên trong địa điểm bí ẩn này mới được hé lộ?Một khi các di tích văn hóa này tiếp xúc với đột ngột không khí mà không có công nghệ bảo quản sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, bị bạc màu, hỏng hóc, giá trị nghiên cứu giảm đi rất nhiều.Lịch sử ngành khảo cổ đã chứng kiến những tai nạn không đáng có do sự nóng vội. Có thể kể đến chiến binh đất nung và ngựa trong Lăng Tần Thủy Hoàng, chúng vốn dĩ có màu sắc sặc sỡ nhưng chính việc được khai quật khi không có phương tiện bảo quản đã khiến cho tượng binh mã bị oxy hóa thành màu nâu như ngày nay.Chính vì điều này nên tới năm 2021, khi công nghệ khảo cổ đã có nhiều bước tiến quan trọng, các chuyên gia mới bắt tay vào khai quật di chỉ Tam Tinh Đôi trên quy mô lớn.

‘Ngày cuối cùng của Pompeii’: Bí mật trong tuyệt tác hội họa – Lời cảnh tỉnh nhân loại

‘Ngày cuối cùng của Pompeii’: Bí mật trong tuyệt tác hội họa – Lời cảnh tỉnh nhân loại

Là một thuộc địa của La Mã, thành cổ Pompeii là một hải cảng tấp nập và nơi nghỉ dưỡng sang trọng với những biệt thự, đền thờ, nhà hát lớn, giảng đường, tòa án và nhà thờ. Phồn hoa, giàu có, ngoảnh mặt ra bờ vịnh Naples sóng yên bể lặng, bỗng một ngày hóa thành tro tàn trong lớp dung nham dày gần 20 mét. Nguồn cơn của thảm họa hủy diệt ấy đến từ đâu?Thành phố này đã bị chôn vùi hoàn toàn trong tro bụi sau vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên. Ngày nay, những ai muốn mở kỹ viện, hay hợp pháp hóa nghề buôn hương bán phấn, có lẽ nên lấy ví dụ về Pompeii làm bài học cảnh tỉnh, vì thời đó chính là vì lý do này mà thành phố xa hoa bị tiêu hủy trong giây lát…“Hãy tận hưởng cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”. Đó là câu cửa miệng của rất nhiều người dân Pompeii. Hơn bất cứ điều gì khác, nó thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng sắc dục xa hoa, trụy lạc của họ. Pompeii khi ấy còn được gọi là “kinh đô tửu sắc” của La Mã.Ngày nay, khi rảo bước trong những đống hoang tàn, đổ nát của thành cổ Pompeii, nhiều người hẳn sẽ cảm thấy vô cùng băn khoăn. Vì sao thành phố xinh đẹp này phải hứng chịu thảm họa bất hạnh ấy? Vì sao những di chỉ còn sót lại của Pompeii mãi đến bây giờ mới được phát hiện sau gần 1.700 năm?Lịch sử một lần nữa để lộ cho con người thấy thảm họa của thành cổ Pompeii đúng vào lúc đạo đức nhân loại đang ngày càng trở nên tha hóa, bại hoại. Bài học ấy sau hàng nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị.Khi chứng kiến tận mắt những di thể của nạn nhân vụ phun trào núi lửa đang co quắp, đông cứng đầy đau đớn trong lớp dung nham, con người hiện đại liệu có thấy được sự cảnh tỉnh của quá khứ?

Tinh túy truyền thống: Vì sao tác giả bức họa ’87 vị tiên từ trời giáng hạ’ được mệnh danh là ‘họa thánh’?

Tinh túy truyền thống: Vì sao tác giả bức họa ’87 vị tiên từ trời giáng hạ’ được mệnh danh là ‘họa thánh’?

‘Bát thập thất thần tiên quyển’ là một bức tranh thủy mặc nổi tiếng của Ngô Đạo Tử dưới thời thịnh Đường. Đây là bức họa được cho là tác phẩm nghệ thuật kinh điển vẽ về 87 vị thần tiên từ trên trời giáng hạ. Khung cảnh trong tranh diễm lệ phi phàm, đường nét thanh thoát chuẩn xác, là một tác phẩm thể hiện tài hoa của Đạo Tử…Ngô Đạo Tử là một danh họa nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Tài năng hội họa của ông được người đời mệnh danh là họa thánh. Có rất nhiều giai thoại thần kì về việc vẽ tranh của ông.Một trong những tác phẩm được cho là kiệt tác kinh điển là bức ‘Bát thập thất thần tiên quyển’. Là bức tranh thủy mặc mà số lượng nhân vật rất nhiều. Bức họa được vẽ trên khổ 292×30 centimet trên chất liệu lụa.Là một tác phẩm khắc họa cảnh tượng nguy nga tráng lệ của 87 vị thần tiên.