Tinh túy truyền thống: Những bức bích họa kỳ diệu ở cung Vĩnh Lạc
Cung Vĩnh Lạc được biết đến là một quần thể kiến trúc với vẻ đẹp tuyệt vời ở thời Minh Trung Quốc. Nhưng bên trong cung là một kho tàng nghệ thuật đồ sộ. Những bích họa từ thời cổ đại được đánh giá là những loại tranh vẽ trên tường hiếm có, thể hiện đỉnh cao của giá trị nghệ thuật hội họa thời xưa.Cung Vĩnh Lạc được xây dựng ở tỉnh Sơn Tây dưới thời nhà Minh. Nơi đây ẩn chứa rất nhiều những kiệt tác hội họa cỡ lớn, có giá trị nghệ thuật rất cao. Không chỉ được đánh giá là những kiệt tác trong lịch sử hội họa Trung Quốc, mà nó còn được xem là những bức bích họa lớn vô cùng quý giá trong lịch sử thế giới hội họa.Trong điện Trọng Dương có bức vẽ trên tường tổng cộng 1000m2 ở điện Vô Cực, điện Tam Thanh, điện Thuần Dương. Đặc biệt điện Tam Thanh được coi là Chủ Điện với tranh vẽ trên tường lên tới 403.34m2, hình ảnh cao tới 4.26m.Nội dung phản ánh trên những bức tranh vẽ trên tường ở cung Vĩnh Lạc đều là câu chuyện về đạo Phật, những cảnh tượng trong kinh Phật mang theo biết bao giáo lí nhà Phật nhằm dùng đó để nhắc nhở, là bài học giáo huấn cho con người.Ở cung Vĩnh Lạc những bích họa được trang trí ở ba tòa đại điện. Những nét vẽ tinh xảo, với diện tích 960m2 với đề tài phong phú, kĩ thuật hội họa cực kì cao. Tính quy mô của quần thể những bức tranh trên tường với sự đa dạng về phong cách thể hiện tài hoa đặc biệt của những nghệ nhân thời bấy giờ tạo lên một sức hút đặc biệt. Đây được coi là một di sản nghệ thuật của những kết hợp khéo léo, hài hòa của nghệ thuật hội họa thời nhà Đường và Tống.Những bích họa với hệ thống nhân vật đồ sộ lên tới xấp xỉ 289 người, mang theo những thần thái thoát tục siêu phàm, những vị thần Phật hay những tiên nữ mang theo sự mĩ lệ qua từng biểu cảm của khuôn mặt, trang phục hay cảnh giới quang diện quanh họ. Tất cả được khắc họa rõ nét và tinh vi từng chi tiết mang lại cho bích họa sự hoàn hảo tuyệt vời. Thể hiện tài hoa bậc thầy của những họa sĩ thời xưa.
Phát hiện bức tượng nhân sư mới nằm dưới mặt đất tại Ai Cập
Các công nhân xây dựng đã khám phá ra một bức tượng nhân sư hoàn toàn mới nằm bên dưới mặt đất trong quá trình sửa chữa một con đường ở thành phố Luxor tại Ai Cập.
Cung điện lòng đất bị 'phong ấn' 1.000 năm dưới ngôi chùa cổ: Kho báu gây chấn động Trung Quốc!
Chùa Pháp Môn ở thị trấn Pháp Môn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, được mệnh danh là ngôi chùa của các vị chư Phật, là chứng nhân lịch sử của sự giao thoa giữa Trung Quốc và các nền văn minh phương Tây.Hàn Kim Khoa, người phụ trách cũ của Bảo tàng chùa Pháp Môn, đến giờ vẫn còn hào hứng khi nhắc đến buổi sáng 33 năm trước. Vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 1987, cổng đá của cung điện ngầm chùa Pháp Môn đã được mở cửa khai quật.Năm 874, vua Đường Hy Tông của triều đại nhà Đường đã ra lệnh đóng cửa cung điện ngầm của chùa Pháp Môn. Tính đến thời điểm năm 1987, đã 1113 năm kể từ khi cung điện dưới lòng đất này bị phong ấn.Đây là một khám phá vô cùng bất ngờ. Để hợp tác trùng tu chùa Pháp Môn, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và làm sạch dưới chân tháp, tìm thấy nắp cống rêu phong của cung điện dưới lòng đất được xây dựng từ thời nhà Đường, nằm ngay dưới chân tháp.Ông Hàn Kim Khoa là một trong những nhân chứng khi tìm thấy cung điện dưới lòng đất. Ông kể lại rằng khi thám hiểm đến phần móng của tháp, người ta phát hiện thấy một bậc thang bị trũng xuống. Bậc thang đó được bao phủ bởi những đồng tiền gỉ sét. Ở cuối bậc thang, người ta còn mơ hồ nhìn thấy một cánh cổng bằng đá khổng lồ được bịt kín bởi những phiến đá lớn.Ông cho biết: "Cánh cửa đá mở ra, cuốn theo sương mù ẩm ướt và mùi mốc cay nồng khó chịu, phát hiện sau đó lại khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc. Có hai tấm bia đá tuyệt tác để lại từ thời Đường: bia Chí Văn và bia Vật Trướng.Trong đó Bia Chí Văn ghi lại Đức Phật xá lợi thân (ngón tay Đức Phật) được cất giữ trong chùa Pháp Môn và lịch sử cúng dường xá lợi từ nhà Nguyên Ngụy đến triều đại nhà Tùy và nhà Đường.Tấm bia đã ghi lại tên, số lượng, đặc điểm điêu khắc và kết cấu của các bảo vật trong Cung điện dưới lòng đất của chùa Pháp Môn. Trong đó có thông tin của 'bát lưu ly' chính là đề cập đến những đồ đá tráng men này."
Trái đất từng được cai trị trong 241.200 năm bởi 8 vị vua 'từ trên trời giáng xuống'
Trong nhiều năm, các học giả ở nhiều vùng của Lưỡng Hà cổ đại đã phát hiện một tài liệu, một bản thảo duy nhất, gọi là “Danh sách các vị vua của người Sumer”, kể chi tiết về việc trong quá khứ xa xôi, hành tinh của chúng ta được cai trị bởi 8 vị vua bí ẩn trong khoảng thời gian kéo dài 241.200 năm. Văn bản thậm chí còn tuyên bố rằng những người cai trị này “từ trên trời giáng xuống”.
Vì sao chim phượng hoàng là biểu tượng của sự tái sinh từ đống tro tàn?
Ánh hào quang tỏa chiếu, lông vũ tung phần phật và những ngọn lửa rực cháy. Sau 5 thế kỷ, một con chim cổ đại tự đốt cháy mình và phân hủy thành tro. Tất cả rơi vào tĩnh mịch…Điều tiếp sau đó là gì?
Bức họa đắt giá nhất Trung Hoa cổ đại : Hàn Hy Tái dạ yến đồ
Cố Hoằng Trung (910 – 980) người Giang Nam, họa sỹ người Nam Đường thời Ngũ Đại. Ông từng làm Họa viện đãi chiếu của triều Nam Đường. Tranh của ông nét bút viên mãn, có lực, xem giữa là các nét bút vuông uyển chuyển, sắc màu đậm diễm lệ. Tác phẩm duy nhất còn lưu truyền lại là “Hàn Hy Tái dạ yến đồ”, một trong mười bức họa đắt giá nhất Trung Hoa cổ đại.Bức tranh “Hàn Hy Tái dạ yến đồ” miêu tả buổi dạ tiệc của Hàn Hy Tái, Trung thư thị lang triều Nam Đường. Theo “Tuyên Hòa họa phổ” quyển 7 ghi chép, bức tranh này là Cố Hoằng Trung phụng mệnh Hậu Chủ, cùng với Chu Văn Củ, Cao Thái Xung lẻn vào phủ đệ của Hàn Hy Tái xem cuộc sống xa hoa hưởng thụ của ông ta, dựa vào mắt nhìn tâm nhớ đã vẽ ra bức tranh này.Bức tranh này vẽ lại chân thực cuộc sống về ban đêm phóng túng hưởng thụ thanh sắc của Hàn Hy Tái u uất bất đắc chí về chính trị, đã khắc họa thành công tâm cảnh phức tạp của Hàn Hy Tái, trở thành kiệt tác tranh vẽ nhân vật cổ đại.Tác phẩm “Hàn Hy Tái dạ yến đồ” lấy bình phong làm ranh giới, chia bức tranh ra làm 5 tình tiết câu chuyện, tức nghe nhạc, xem múa, nghỉ ngơi, thổi sáo, tiễn biệt. Kết cấu toàn bộ bức tranh có căng, chùng, thưa, dày có trật tự. Nhân vật khắc họa tinh tế, xuất thần, cổ phác, khí độ, đồng thời thông qua vẽ tỉ mỉ chân dung Hàn Hy Tái, đã biểu đạt thành công trạng thái tâm lý Hàn Hy Tái năm đó.
72 mưu kế của Quỷ Cốc Tử, trăm ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị (P.1)
Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử.Với 72 kế sách tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc).Dưới đây là phiên bản đầy đủ 72 kế sách của ông:Kế thứ 1: Dương mưu – Âm mưu,Kế thứ 2: Xoay chuyển Càn khôn,Kế thứ 3: Đánh bại lần lượt,Kế thứ 4: Ứng biến thần tình,Kế thứ 5: Giành hết thiên cơ,Kế thứ 6: Họa phúc tùy lời,Kế thứ 7: Chúng bất địch quả,Kế thứ 8: Trăm phương ngàn kế,Kế thứ 9: Thiên địa vô thường,Kế thứ 10: Thay cũ đổi mới,Kế thứ 11: Nhìn xa trông rộng,Kế thứ 12: Xử lý linh hoạt,Kế thứ 13: Mưu thâm thích hợp,Kế thứ 14: Hành động bí mật,Kế thứ 15: Đột phá điểm yếu,Kế thứ 16: Nhỏ mà thấy lớn...
72 mưu kế của Quỷ Cốc Tử, trăm ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị (P.2)
Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử.Kế thứ 37: Không đánh vẫn oai.Kế thứ 38: Nắm quyền bá chủ.Kế thứ 39: Thay thù thành bạn.Kế thứ 40: Chỉ dẫn do người.Kế thứ 41: Chiêu hiền đãi sĩ.Kế thứ 42: Áp đặt chủ quan.Kế thứ 43: Mâu thuẫn thống nhất.Kế thứ 45: Kiên tâm bền chí.Kế thứ 46: Lấy tĩnh chế động.Kế thứ 47: Quyết giữ chính nghĩa.Kế thứ 48: Đánh vào chỗ yếu.Kế thứ 49: Ghi công quên lỗi.Kế thứ 50: Hạ chiếu cầu hiền.Kế thứ 51: Lưu danh muôn thuở.Kế thứ 52: Thoái binh chế binh.Kế thứ 53: Đại hiền vô địch.Kế thứ 54: Tiến công nước – người.Kế thứ 55: Giữ thế cân bằng.Kế thứ 56: Ẩn náu chờ thời.Kế thứ 57: Sử dụng nội gián.Kế thứ 58: Uốn nắn sửa sang....
Tranh Thangka của vùng đất thiêng Tây Tạng mở ra những hình ảnh về thế giới thiên quốc
Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) hay còn gọi là tranh cuộn, là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Chữ Thang trong Thangka bắt nguồn từ Thang yig, tiếng Tây Tạng có nghĩa là ‘ghi lại’. Tranh Thangka là những câu chuyện ghi lại tỉ mỉ về thế giới Thiên quốc như thế nào?
5 dự đoán ngớ ngẩn về Ngày Tận thế thời Trung cổ
Trong thời kỳ Trung cổ, không ít nhà học giả hay người dân đã đưa ra lời dự đoán về Ngày Tận thế nhưng hài hước thay, nó chưa một lần ứng nghiệm. Không những vậy, các dự đoán này còn khiến cho nhiều người phải bỏ mạng một cách oan ức…1. Trái đất kết thúc năm 800,2. Ngày Tận thế đến trong năm 847,3. Dùng Tận thế để khởi nghĩa vào năm 1525,4. Mượn Tận thế để chống lại nhà thờ,5. Dùng chiêm tinh học để dự đoán Tận thế vào năm 1789........ Nhưng cuối cùng, Trái đất vẫn tồn tại bình yên đến bây giờ.
Hé lộ quá trình "luyện linh đan, hút máu" để trường sinh của người xưa
Với sự phát triển của khoa học, liệu có một ngày con người có thể bất tử hay “cải lão hoàn đồng”…Bất tử hay "cải lão hoàn đồng" là khao khát của rất nhiều thế hệ kể từ khi xã hội loài người hình thành và phát triển. Tuy nhiên, cho tới nay, đó vẫn chỉ là một ước mơ, một nỗi ám ảnh chưa lời giải đáp.Hãy cùng ngược dòng lịch sử hành trình tìm kiếm bí kíp “cải lão hoàn đồng” và tìm hiểu xem liệu rằng trong một ngày không xa, con người liệu có thể tìm ra phương pháp kỳ bí này.Từ linh đan của người Trung Quốc cổ đại…Từ xa xưa, người Trung Hoa cổ đã thể hiện niềm khao khát mãi mãi tươi trẻ thông qua thuật luyện đan của Đạo giáo.Trải qua thời kì phong kiến, hình ảnh các hoàng đế Trung Hoa luyện linh đan để có thể “cải lão hoàn đồng”, thọ ngang trời đất trở nên vô cùng phổ biến trong nền văn hóa quốc gia này.Tuy nhiên, có lẽ đây sẽ mãi là một mơ ước không tưởng, bởi các nhà khoa học phát hiện ra rằng: thành phần luyện đan từng được sử dụng có lưu huỳnh và diêm tiêu - những chất cực độc cho sức khỏe con người.Nếu như người Trung Quốc và phương Đông tin rằng, việc tu luyện và sử dụng “linh đan” có thể giúp họ giữ mãi tuổi thanh xuân thì ở phương Tây, người châu Âu cổ đã không ít lần đi tìm địa danh huyền thoại “suối nguồn tươi trẻ”.Người được cho là tiên phong trong hành trình đi tìm “suối nguồn tươi trẻ” là Alexander Đại đế. Nhiều tài liệu lịch sử chép lại rằng, trước khi qua đời khoảng năm 323 TCN, vị hoàng đế tài năng này đã đi tìm một con sông có thể chữa lành sự tàn phá của tuổi tác.Tới thế kỷ XII, một vị vua tên Prester John được cho là người cai trị trên mảnh đất có một dòng sông vàng và một dòng suối có khả năng “cải lão hoàn đồng”."Suối nguồn tươi trẻ" luôn là tâm điểm trong những tấm hải đồ cướp biển xưa kia.Ma cà rồng là một nhân vật hư cấu tưởng tượng có sức mạnh vô song nhưng cực kì độc ác. Tất cả những đặc điểm đó đều xuất phát từ bản năng hút máu người.Máu tươi là thứ duy nhất duy trì sự sống, vẻ đẹp và sức mạnh của ma cà rồng.Hiện nay, cuộc hành trình tìm kiếm bí kíp trường sinh bất lão, trẻ mãi không già vẫn đang tiếp tục. Gần đây nhất, giới chuyên gia đã phát hiện ra nhiều bằng chứng khoa học khẳng định tiềm năng của việc đảo ngược tuổi tác, chống lại sự lão hóa ở người.Thí nghiệm trên chuột đã cho thấy tiềm năng của việc con người có thể "cải lão hoàn đồng".Mới đây, một phần câu trả lời đã được tìm ra. Các nghiên cứu đã cô lập được yếu tố tăng trưởng có trong máu chuột “trẻ” giúp cải lão hoàn đồng có tên GDF 11. Các nhà khoa học ở ĐH Harvard (Mỹ) hy vọng rằng, trong một tương lai gần, GDF 11 sẽ được vận dụng trong việc điều trị phục hồi cho các bệnh nhân Alzheimer và Parkinson, đưa loài người tiến gần tới ước mơ “cải lão hoàn đồng” trong nhiều thế hệ.
7 đồ vật thần thoại có sức mạnh vô biên
Các vị thần Ai Cập dùng cuốn sách ma thuật Thoth để đọc ngôn ngữ của loài vật và thần linh, còn viên đá quý Cintamani có thể biến mọi điều ước thành hiện thực. Người ta cho rằng, đá quý huyền thoại Cintamani có giá trị tương đương hòn đá của phù thủy và nằm lẫn đâu đó tại khu vực Đông Nam Á. Nó là một đồ vật của Đức Phật, tượng trưng cho các giá trị cũng như giáo lý của Ngài. Thậm chí nó còn có thể biến điều ước thành hiện thực, theo Livescience.Đôi giầy bảy dặm thường xuất hiện trong các câu truyện cổ tích châu Âu.Người đi giầy có thể di chuyển 7 dặm/bước. Chiếc nhẫn của Gyges có khả năng tàng hình và đánh cắp linh hồn của những người đeo nó. Nhà triết học nổi tiếng Plato là tác giả câu chuyện huyền bí về nhẫn của Gyges. Theo truyền thuyết, Bàn tay của Glory là một phần cơ thể của kẻ sát nhân. Người ta dùng sáp nến để gắn một trong các ngón tay của kẻ giết người với tóc của y để làm bấc đèn. Nó có thể khiến khỏa cửa mở tung và mọi người ngừng cử động ngay tại chỗ.Với khăn trải bàn ma thuật Skatert-Samobranka, mọi đồ ăn thức uống sẽ xuất hiện và tự dọn sạch ngay trước mắt bạn khi nó gấp lại. Thoth là cuốn sách ma thuật cổ đại mà các vị thần Ai Cập sử dụng đề “đọc” ngôn ngữ của các loài vật và thần linh. Trong truyện Ai Cập cổ đại, một hoàng tử đã tìm thấy cuốn sách ma thuật sau khi vượt qua hàng loạt bẫy trên đường. Cả gia đình hoàng tử đã bị giết vì cậu đi tìm cuốn sách của các vị thần.Theo truyền thuyết Hy Lạp, mũ bảo hộ tàng hình là món đồ của người anh hùng Perseus. Ông đội nó để tìm và chặt đầu con quỷ Medusa.
Nước hoa được Cleopatra sử dụng cách đây hơn 2.000 năm có mùi gì?
Hai nhà khảo cổ học người Mỹ đã bắt đầu một thử thách điên rồ, đó chính là phát triển một loại nước hoa được Cleopatra sử dụng cách đây hơn 2.000 năm.Một nhóm các nhà khảo cổ đã cố gắng tái tạo loại nước hoa cách đây hơn 2000 năm. Loại nước hoa này có thể là loại nước hoa được nữ hoàng Cleopatra sử dụng.Làm nước hoa đòi hỏi phải chiết xuất các phân tử thơm tự nhiên khác nhau, và sau đó trộn chúng để tạo ra một hương thơm dễ chịu. Nhưng các phân tử này rất dễ khuếch tán trong không khí nên cần phải có cách để cố định chúng. Kỹ thuật tạo hương của người Ai Cập cổ đại là đưa thực vật thô vào dầu, vì các phân tử hương có thể được cố định bởi các phân tử dầu. Theo những cứ liệu khảo cổ từ phương pháp này của người Ai Cập cổ đại thì một lít dầu có thể "bảo quản" mùi thơm của một kg hoa.Ngay từ thời cổ đại, nước hoa xuất hiện dưới hai loại. Ban đầu là sự xuất hiện của các loại thuốc mỡ và các tinh dầu có khả năng giữ hương lâu dài. Họ bôi lên cơ thể, đặt trong túi vải cùng với quần áo hay sử dụng trực tiếp lên tóc. Sau đó là sự xuất hiện của các loại chất đốt để lan tỏa mùi hương trong phòng hoặc các nghi lễ tôn giáo. Từ "Perfume" xuất phát từ tiếng La - tinh "fumus", có nghĩa là "khói", chính là nguồn gốc từ loại chất đốt tỏa hương này. Và dần dần, theo thời gian, nước hoa biến đổi thành dạng hỗn hợp sệt, và cuối cùng là dạng chất lỏng như hiện nay.
Dấu ấn văn minh tiền sử: Kho tư liệu chữ tượng hình khổng lồ
Các nhà khảo cổ đã có một phát hiện gây chấn động mà có thể làm cho lịch sử cổ đại của chúng ta phải viết lại.
Công nghệ và thiết bị nào được sử dụng để xây dựng các công trình kiến trúc cổ đại?
Một lý do chính khiến chúng ta vẫn bị mê hoặc bởi những công trình kiến trúc cổ đại ngày nay là bí ẩn về những tảng đá khổng lồ được cắt và lắp lại với nhau với độ chính xác không thể giải thích được. Với cách nhìn nhận của chúng ta, chưa hề có lời giải đáp rõ ràng về bí ẩn công nghệ xây dựng những công trình này.Những lời giải thích cố hữu cho rằng những công cụ bình thường, thô sơ kết hợp với những nỗ lực phi thường của con người đã làm nên tất cả. Không có lời giải thích thuyết phục nào cho việc tại sao các kỹ thuật và thiết kế xây dựng lại có nhiều điểm tương đồng trên khắp hành tinh xuất hiện ở các kiến trúc cổ đại to lớn.Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.Ngoài bí ẩn về công nghệ xây dựng, còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp khác: Công cụ xây dựng nào đã được sử dụng? Tại sao chúng ta không thấy bất cứ thông tin nào được lưu lại giải thích các kỹ thuật xây dựng đáng kinh ngạc này?Những kỹ thuật này được giữ bí mật là có mục đích gì? Hay câu trả lời chính là để thách thức chúng ta phải đối mặt với chính mình? Có phải lý do chúng ta không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về các công cụ bởi vì người cổ đại đã cố tình tạo ra những công cụ sử dụng âm thanh và rung động mà chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn? Hay một lý do khác là do chúng ta đã hiểu sai về các công cụ được sử dụng?
Ngayxua.org: Văn hóa xưa, Văn minh cổ đại và hình ảnh hoài niệm xưa.
LIÊN HỆ
Email: lienhe778@gmail.com
Copyright © 2022 by ngayxua.orgThiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam