Hàng trăm nghìn năm nay, trong truyền thuyết và lịch sử nhân loại có rất nhiều câu chuyện về tình yêu và hôn nhân. Có vô số đôi nam nữ đã dùng sinh mệnh và tinh thần của mình để diễn những cảnh vui buồn hợp tan, yêu hận tình thù, lưu lại cho người đời sau suy ngẫm và thức tỉnh.
Nội hàm văn hoá của các câu chuyện tình yêu và hôn nhân
Những lịch sử, thời không và cơ duyên khác nhau biểu hiện nội hàm văn hóa khác nhau. Bi kịch của “Romeo và Juliet” đã thể hiện một tình yêu dũng cảm có thể hóa giải mọi sự gián cách và hận thù nơi thế gian. “Ngưu Lang – Chức Nữ” thể hiện phẩm đức hiếu thuận, cần cù lao động sẽ được Thần giúp đỡ quan tâm, lưu lại một tác phẩm kinh điển cho người đời. “Bá Vương biệt Cơ” biểu đạt người anh hùng đến bước đường cùng và cận kề cái chết. Tình yêu chân thành của “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” có thể siêu việt cõi âm dương, linh hồn của họ hóa thành đôi bướm.
Sự khác nhau về địa vị, chủng tộc, tình cảm cũng sẽ biểu hiện những quy phạm xã hội khác nhau. Đường Thái Tông Lý Thế Dân cùng vợ là Trưởng Tôn hoàng hậu, Tạng Vương Tùng Tán Can Bố cùng với công chúa Văn Thành đã trở thành hình mẫu được các quân vương đời sau kính ngưỡng. Nhạc Vũ Mục đối đãi với người vợ trước vì chiến loạn mà phải lìa xa, đối đãi với người vợ sau không sợ bần hàn, ân nghĩa thủy chung, đó thật là bản tính chân thành của bậc hào kiệt. Trác Văn Quân cùng với Tư Mã Tương Như bán rượu nơi phố chợ ồn ào, không chút tơ màng đến giai tầng giàu sang, đã trở thành giai thoại nghìn thu của biết bao cặp đôi tài tử giai nhân phong lưu đa tình.
Những con người với các vai diễn, cảnh giới và sứ mệnh khác nhau thể hiện những sự lựa chọn khác nhau của sinh mệnh. Con gái của Tần Mục Công cùng chàng thanh niên thổi tiêu sống ẩn cư ở núi Hoa Sơn, cầm sắc cùng chung nhịp điệu, ý hợp tâm đầu, dùng đạo nghệ để mà thăng hoa tầng thứ sinh mệnh, sau cả hai đều cưỡi rồng cưỡi phượng mà trở về thiên giới.
Vợ chồng tráng sĩ cải cách Đàm Tự Đồng, nàng gảy đàn, chàng múa kiếm, người khẳng khái hy sinh vì chính nghĩa, người thủ tiết tới già. Vợ chồng đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni là Ma Ha Ca Diếp và thiện nữ Diệu Hiền cùng nhau cầu Đạo, 14 năm tuân thủ giới luật, cuối cùng tu thành chính quả, lưu lại một truyền kỳ về sự tinh tấn tu hành.
Ngược lại, Thương Trụ bị con cáo chín đuôi mê hoặc phóng túng dục vọng mà hủy mất cả cơ nghiệp của tổ tiên, Ngô Vương Phù Sai bị mỹ sắc làm cho mê muội mà nước mất nhà tan, cha con Đổng Trác với Lã Bố tranh nhau nàng Điêu Thuyền, Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dâm loạn giết người, giết hại người thân, lưu lại tiếng ác muôn đời. Những chuyện như vậy nhiều không kể xiết.
Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hóa Thần truyền
Chuyện yêu đương kết hôn của nam nữ, là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, có mối quan hệ với cả dân tộc, gia đình, cha mẹ, con cái; có tác dụng sâu sắc và ý nghĩa trọng đại ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, sức khỏe, lễ nghĩa, luân lý, cảm thụ của con người. Cho nên, tự cổ các bậc Thánh hiền giảng rằng, cái đạo giữa vợ chồng là luân thường đạo lý to lớn nơi thế gian con người.
Cảm xúc giữa nam nữ xuất phát từ sự công bình, thuần khiết và tịnh hóa tâm linh; vợ chồng sống chung với nhau cốt ở trách nhiệm, tôn trọng và trân quý nhau. Lấy kinh nghiệm của cha mẹ làm gương để quan sát tâm hồn, thói quen trong sinh hoạt, sức khỏe của bản thân, đoan chính dung mạo, phẩm đức tài hoa của tự mình. Những tiêu chuẩn và điều kiện này đã tổng hợp nên kinh nghiệm và giáo huấn, lý trí và tình cảm, tiên thiên và hậu thiên của con người. Nó cũng trở thành điều tất yếu của cuộc hôn nhân mỹ mãn, bền vững, chứng minh cho đạo lý “nhân lành quả ngọt”. Cũng là vì để bảo vệ sự phát triển và sinh tồn của loài người, cũng là Thần đã lưu lại văn hóa tình yêu và hôn nhân cho nhân loại.
Muốn yêu thì phải nắm cho toàn diện cái tâm của người ta, chính là phải thấu hiểu người bạn đời của mình, có như thế mới là tri âm tri kỷ. (Ảnh: pixabay.com)
Hôn nhân là điều cần thiết để nhân loại sinh sôi phát triển, cũng là lời hứa đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và nửa kia của mình. Phong tục, nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này. Dù cuộc hôn nhân đó có quá trình dài lâu hay ngắn ngủi thì đều yêu cầu cả người nam lẫn người nữ phải một lòng chung thủy son sắt, dù nghèo khó, bệnh tật hay trong những lúc nguy nan, sống chết cũng không được phản bội và từ bỏ nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề đối với Thần, tôn trọng bù đắp cho nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của mình.
Trong mối hôn nhân thiện duyên, nam nữ cũng phải thời khắc cảnh giác, không được vì tình ái mà phóng túng dục vọng, không vì tình ái mà công tư không phân minh, không vì tình ái mà quá đau thương mất đi chí hướng; cần phải bình hòa giữ lấy trung tâm, tiết chế dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương tương hợp, sinh sôi nảy nở đời sau, kế thừa cơ nghiệp tổ tiên, đi xong chặng đường mỹ mãn của đời người.
Trong mối hôn nhân ác duyên, cả hai vợ chồng cần tự xét bản thân mình, không nên vì tranh đấu mà tổn thương lẫn nhau, không nên vì mỹ sắc mà phản bội nhau, không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau, càng không nên vì lúc gặp tai ương mà bỏ nhau đi; nên cùng nhau chịu nhục chịu khổ, kiềm chế nóng giận, tránh xa những nơi ô uế, chịu khổ tiêu nghiệp, nếu làm được vậy, thì hôn nhân vợ chồng mới có thể thăng hoa trong quá trình tôi luyện.
Từ góc độ tu hành mà luận bàn, quan hệ vợ chồng của nhân loại đã bao hàm những yêu cầu và khuôn phép về đặc điểm sinh lý, tâm lý, luân lý, lẽ phải, pháp lý, thiên lý mà Thần Phật đã đề ra cho con người. Nam nữ trong quá trình tình yêu và hôn nhân, lời hứa trong ngôn hành, niềm tin vững chắc trong tâm linh, sự tôn trọng nhau trong hành vi, đã duy hộ sự tôn nghiêm và giới hạn làm người, thực tiễn con đường giáng hạ và thăng hoa, trong nhẫn nại và tiết chế mà giữ trọn Thần tính trời ban, đợi chờ sự cứu rỗi cuối cùng!
Người xưa tin rằng duyên vợ chồng là nhờ có sự ban ơn của Trời cao, vậy nên trong cuộc sống hôn nhân cũng cần tuân theo các chuẩn tắc của Thần truyền cho con người. (Ảnh: trithucvn.net)
Tu luyện trong Đại Pháp, ngộ thêm cái đạo giữa vợ chồng, mới hiểu được con đường mà Thần Phật thành tựu cho nhân loại, đó là con đường tu luyện trở về.
Đúng là:
Bi hoan ly hợp khiên kim cổ,
Truyền kỳ thoại bản kỷ quyển thư
Oán si sân nộ hí trung lệ
Sinh tử luân hồi vô nhân độ
Nhất sự nhất lý vi Thần tạo
Phu thê chi đạo tu hành lộ
Đại Pháp hoán tỉnh mê trung nhân
Tình dục nam nữ thùy năng ngộ.
Tạm dịch:
Vui buồn ly hợp dẫn dắt từ xưa cho đến tận hôm nay,
Truyền kỳ thoại bản viết nên biết bao quyển sách.
Sân si oán hận trong vở kịch thấm đẫm nước mắt,
Sinh tử luân hồi không ai cứu độ.
Mỗi một sự việc, mỗi một lý niệm đều là Thần tạo nên,
Cái đạo giữa vợ chồng cùng là con đường tu hành.
Đại Pháp thức tỉnh người trong mê,
Những đôi nam nữ đang đắm mình trong dục vọng, mấy ai có thể ngộ được đây.
Nguồn: DKN