Yêu một người đã khó, muốn thấu hiểu họ lại càng gian nan

12/11/2022 - Lượt xem: 95

Đời người giống như bước trên hành trình, con đường dài nhất là con đường ở trong tâm. Đọc hiểu được sách đã khó, đọc hiểu được người lại càng khó hơn.

Người với người, khoảng cách gần nhất là khi hai ta ôm ấp.

Người với người, khoảng cách dài nhất là khi hai ta chờ đợi.

Người với người, khoảng cách gần gũi vô hình nhất là sự bao dung.

Người với người, khoảng cách đáng sợ nhất chính là không thèm chú ý đến sự tồn tại của đối phương!

Con người chúng ta, đều thích ở cùng một chỗ với những người không toan tính so đo.

Người không so đo toan tính, lúc mới đầu nhìn vào thì như mất đi, nhưng lâu dần lại là có được.

Người thích chiếm tiện nghi của người khác, lúc mới bắt đầu nhìn vào thì như đạt được, nhưng chung sống lâu rồi thì lại dần dần mất đi.

Thế gian là một sân khấu lớn, mỗi một cá nhân đều như một quyển sách.

Đọc hiểu được người, còn khó hơn rất nhiều so với việc đọc hiểu được những quyển sách viết bằng những văn tự khác nhau.

Có những người, vào những ngày mặt trời nắng chói bằng lòng cho bạn mượn dù, còn những lúc dông bão trời mưa, thì lại lặng lẽ một mình che dù bỏ đi trước.

Những lúc bạn đọc hiểu được con người ta, tuyệt đối đừng oán trách người ta, bởi vì bản thân anh ta không bằng lòng để mình bị mưa ướt, bạn hãy tự đặt câu hỏi nếu đổi ngược lại là bạn, bạn có nguyện ý chia sẻ cho người khác chăng.

Bạn có thể nói gì đây? Tốt nhất vẫn là hãy chuẩn bị sẵn cho mình một cây dù vậy!

Có những người, khi mà bạn có quyền có thế, lúc nào cũng kè kè bên bạn. Nhưng khi bạn nghỉ việc, hoặc không còn quyền thế chi nữa, thì anh ta lại lẩn tránh mất tăm.

Những lúc bạn đọc hiểu anh ta, nên cần hiểu rõ anh ta, bởi anh ta trước đây nịnh nọt bạn là vì lợi ích nào đó. Còn giờ đây, khi bạn không còn năng lực ấy nữa, thì họ cũng không cần phải tốn công ngâm xướng những lời khen có cánh đó.

Những lúc này đây, bạn cần phải tĩnh tâm lại, trước hết nghĩ thử có phải là do bản thân trước đây quá nhẹ dạ tin tưởng người ta?

Có những người, khi ở trước mặt bạn thổ lộ tâm tình, ngôn ngữ diễn đạt hệt như một con sông lớn trong suốt ngọt ngào chảy xuôi, nhưng ở bên dưới lòng sông, lại tiềm ẩn một dòng chảy ngầm vẩn đục.

Khi đọc hiểu anh ta, bạn cũng đừng oán hận anh ta, bởi phàm là người lấy giả dối làm bộ mặt giả tạo để lừa gạt người khác, những người loại ấy sống cũng rất khó khăn. Không khéo còn sẽ bị sự dối trá của bản thân trừng phạt, bạn nên cảm thông cho lối sống của loại người này, chờ đợi nhân tính của anh ta quay trở về và bản thân tự thức tỉnh.

Có những người, khi mà bạn vất vả trồng trọt, anh ta khoanh tay bàng quan đứng nhìn, không chịu đổ một giọt mồ hôi. Còn khi bạn thu hoạch, anh ta lại không chút e thẹn lấy các loại lý do đến hưởng lợi thành quả của bạn.

Khi đọc hiểu được anh ta, bạn tuyệt đối đừng thấy phản cảm, mà nên thấy vui bởi có người chịu chia sẻ cảm giác ngọt ngào của mùa bội thu cùng bạn.

Không kể anh ta ôm giữ một loại tâm thái gì, bạn đều hãy ôm giữ thái độ hoan nghênh.

Bạn cho đi một chút, nhưng lại thành toàn “ham muốn công trạng” của một người, dần dần, cũng sẽ khiến anh ta học biết một chút tự tôn và tự ái.

Có những người, rất xem trọng trang trí cái vỏ bề ngoài, hơn nữa ăn mặc hiển lộ ra một loại tôn quý. Còn nơi sâu thẳm trong nội tâm lại chứa đầy sự trống rỗng, vô tri và ngu muội.

Khi bạn đọc hiểu anh ta, tuyệt đối đừng xem thường người ta, bởi anh ta không hiểu trang phục là được thợ may chế tác, mà chỉ xem đó như tiêu chí “trưởng giả học làm sang”. Trong khi tri thức, phẩm đức và khí chất lại là giá trị nhân sinh thật sự của một người.

Còn về những người tầm thường, bạn nên đối chiếu một chút với hành vi của bản thân.

Đọc hiểu người khác, thật ra cũng là đang đọc hiểu bản thân mình, đồng thời đọc hiểu Chân Thiện Nhẫn. Cũng đọc hiểu được cái ngụy thiện đằng sau vẻ ngoài đạo mạo trang nghiêm, cũng đọc hiểu được cái xấu ác đằng sau vẻ ngoài mỹ lệ, cũng đọc hiểu được sự giả dối đằng sau những nụ cười…

Đọc hiểu người khác, quan trọng nhất là đọc hiểu được anh ta là người như thế nào.

Đọc hiểu người, là vì để bản thân biết cách làm một con người chính trực như thế nào.

Bởi vậy, những lúc đọc hiểu người khác, phải học biết khoan dung, học biết độ lượng, từ đây mới có thể đọc hiểu được một chút những gì có ích cho bản thân, mới có thể đọc ra được tấm lòng cao thượng, niềm vui và hạnh phúc.

Người ở cùng nhau, quan trọng là cần một phần lý giải, một loại tín nhiệm giữa hai bên.

Chuyện gì cũng nên nghĩ về mặt tích cực nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống vốn không tồi tệ như ta hằng tưởng tượng.

Đối đãi người khác, thêm một phần khoan dung, bạn sẽ phát hiện đời người như vậy sẽ thêm một phần niềm vui bất ngờ đang đợi chờ bạn.

Một đời con người, viết ra bản thân cho người khác đọc hiểu, vậy nên bạn không đồng ý cũng không được.

Đọc hiểu người khác đối chiếu với bản thân, dùng kính phóng đại nhìn vào Chân Thiện Nhẫn của người khác, tiếp thu điều hay, hoàn thiện bản thân. Dùng kính thu nhỏ nhìn vào giả ác xấu của người khác, lãnh đạm thờ ơ không để trong tâm.

Viết về bản thân cần phải thật sự nghiêm túc, bởi vì trong trước tác của đời người là không có “sửa lại” và “tẩy xóa đi”. Đọc hiểu người khác, nếu không ngại thì hãy từ ngoài vào trong, bỏ đi mặt giả dối lưu lại mặt chân thành!

Thế gian là một sân khấu lớn, mỗi một người đều là một quyển sách.

Một quyển sách hay cũng như một người bạn, một người bạn lại càng là một quyển sách hay.

Sách có bao nhiêu loại, bạn bè chính là có bấy nhiêu loại.

Có những quyển sách được thiết kế tinh mỹ, có những quyển sách giản dị không chút hoa mỹ.

Có những quyển sách chỉ vỏn vẹn mấy chương ngắn ngủi, có những quyển sách thì phong phú đồ sộ.

Có những quyển sách dạy chúng ta cuộc sống, có những quyển sách dạy chúng ta làm người.

Có những quyển sách mang đến cho chúng ta niềm vui nhất thời, có những quyển lại khiến chúng ta thọ ích cả đời.

Có những quyển thì kích thích tình cảm, có những quyển lại thôi thúc chúng ta vươn lên…

Dù là quyển sách nào, đọc đến cuối cùng, luôn có một câu nói cô đọng thế này hoặc thế kia. Những lời này đủ để chúng ta vào những lúc ý chí yếu kém nhất vực dậy tinh thần để mà chèo chống nhân sinh.
Nguồn: VDH